Viện thẩm mỹ AAD

Nơi giao thoa giữa y khoa và thẩm mỹ

Điều trị bệnh lý da với Bác sĩ da liễu

Bạn sử dụng mỹ phẩm có Corticoid, da nhiễm ký sinh trùng Demodex, bệnh chàm… là những bệnh lý da thường gây khó chịu cho người bệnh, khó điều trị dứt điểm. Một số loại bệnh biểu hiện ngoài da tưởng chừng đơn giản nhưng lại phản ánh những vấn đề nội tại bên trong của cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe, điều trị bệnh lý da phải được bác sĩ chuyên khoa da liễu thực hiện thì mới dứt điểm thành công.

I. Một số loại bệnh lý da thường gặp

1.1 Dị ứng mỹ phẩm có chứa Corticoid

Đa phần phái đẹp thường thích các sản phẩm có hiệu quả làm đẹp cao, lợi ích liền mà không cảnh giác với các yếu tố này. Cho nên, lúc đã mắc nhiễm corticoid, trường hợp da chuyển biến xấu, nổi mụn mới giật mình. Da nhiễm corticoid dẫn tới tác động vô cùng lớn tới thẩm mỹ, tâm lý phái đẹp, chính vì vậy, giải pháp tốt nhất để bảo vệ mình là tránh những sản phẩm có chứa chất độc này ra.

Các dấu hiệu nhận biết da nhiễm Corticoid:

Cấp độ 1: Da nhiễm corticoid nhẹ

Triệu chứng nhẹ nhất bề mặt da hơi sần.

Người chẳng may mắc bệnh mắc ngứa râm ran trên bề mặt da nhiễm độc.

Cấp độ 2: Viêm da cấp tính

Bề mặt da nổi bong bóng nước giống như nốt bỏng cũng như ngày càng lan rộng.

những mụn vỡ, tạo mủ cũng như nhiễm trùng.

Cấp độ 3: Mạch máu giãn (sau khoảng 1 năm)

Da luôn đỏ rực, nóng ran, đặc biệt là lúc đi ngoài trời hay nấu ăn.

Trong da luôn bị sưng phù, tích nước.

Cấp độ 4: Viêm da tăng tiết bã nhờn

Da luôn bóng nhẫy, đỏ và bỏng rát

Có mụn viêm sưng to và mưng mủ.

Cấp độ 5: Viêm da kích thích

Da luôn đỏ và bỏng, đau đến mức sợ chạm vào.

Bề mặt da khô, đóng vảy cũng như bong tróc.

Xuất hiện những mụn nước li ti khắp mặt.

Nhiễm Corticoid là tình trạng da liễu khá phổ biến hiện nay. Ở những giai đoạn nhẹ, tình trạng này chỉ gây thương tổn ở lớp thượng bì, mức độ không đáng kể và có thể thuyên giảm sau khi thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu không kịp thời khắc phục và tiếp tục sử dụng các sản phẩm này, bề mặt và cấu trúc da có thể bị tổn thương nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe làn da.

1.2 Da nhiễm ký sinh trùng Demodex

Demodex là một tên gọi còn khá xa lạ ở Việt Nam và vì thế nhiều trường hợp viêm da do demodex thường được chẩn đoán nhầm với một số bệnh có triệu chứng tương tự như viêm da tiếp xúc hay mụn trứng cá, … Tuy nhiên, người sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc (kem trộn), hay da bị yếu đi do lột tẩy quá nhiều có tỷ lệ nhiễm Demodex nhiều hơn. Điều đáng nói một khi đã nhiễm demodex thì việc điều trị là một điều không hề dễ dàng và cần một thời gian khá dài.

Khi nhiễm demodex người bệnh có thể gặp các triệu chứng như sau: Đám đỏ da, mụn mủ, sẩn đỏ, giãn mạch, có thể gây rụng lông mày, lông mi, rụng tóc, viêm bờ mi, ngứa (cảm giác kiến bò), rát vùng tổn thương.

Điều trị Demodex đúng cách tình trạng nhiễm trùng sẽ dừng lại và làn da của bạn sẽ mịn màng và mềm mại trở lại, lỗ chân lông của bạn sẽ trở nên nhỏ hơn và chất dầu sẽ giảm tiết hơn. Điều trị nên được bắt đầu sớm vì demodex rất dễ lây và lây lan nhanh thông qua việc ôm, hôn nhau, sử dụng khăn chung, …

1.3 Bệnh rối loạn sắc tố da

Rối loạn sắc tố ở da có nguyên nhân từ di truyền hay bẩm sinh, do rối loạn chuyển hoá, nguyên nhân do nội tiết, do hoá chất hoặc thuốc, do dinh dưỡng, yếu tố vật lý, sau nhiễm khuẩn hay viêm, melanin từ tia mặt trời và các nguyên nhân khác.

Có hai loại rối loạn sắc tố da phổ biến: tăng sắc tố da và giảm sắc tố da.

Tăng sắc tố da là sự xuất hiện của những đốm nâu với mức độ đậm nhạt, to nhỏ khác nhau, phân biệt rõ rệt các vùng da lân cận. Nếu xuất hiện trên mặt gọi là nám, còn ở những nơi khác trên cơ thể gọi chung là sạm da.

Ngược lại với tăng sắc tố da, biểu hiện của giảm sắc tố da là vùng da bị ảnh hưởng có màu nhạt hoặc mất màu so với làn da bình thường (còn được gọi là bệnh bạch biến).

 

Đối với tăng sắc tố da (ở mặt, tay), nguyên nhân là do ánh sáng mặt trời, tiếp đến là do nội tiết trong cơ thể, và có thể do rối loạn chuyển hóa: chẳng hạn những bệnh nhân bị bệnh Addison do rối loạn chuyển hóa một số ion trong cơ thể, gây tổn thương tuyến thượng thận làm sạm da ở những vùng như nách, bẹn. Và một nguyên nhân nữa là do yếu tố chủng tộc, nòi giống (di truyền).

Đối với giảm sắc tố da: Với bệnh bạch biến thì chưa được biết rõ lắm, ngoài ra còn có một số trường hợp giảm sắc tố trên da do một số bệnh khác như lang ben, hay bị sẹo phỏng hoặc do bôi một số hóa chất như Corticoid, thủy ngân (có trong kem làm trắng da, một số thuốc trị bệnh).

1.4 Bệnh chàm ngoài da

Chàm là nhóm bệnh da viêm gây ngứa, được đặc trưng bởi sự thay đổi viêm của lớp trên cùng của da. Chàm là bệnh rất thường gặp, trung bình cứ 5 người thì có 1 người bị chàm vào một thời điểm nào đó trong suốt cuộc đời. Chàm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và có nhiều thể bệnh chàm khác nhau.

 

Chàm cấp tính là tình trạng da xuất hiện các ban đỏ tiến triển nhanh, có thể xuất hiện mụn nước, bóng nước hay sưng nề, ngứa nhiều;

Chàm mạn tính là tình trạng kích ứng da lâu dài. Vùng da chàm mạn tính thường sậm màu hơn và dày hơn vùng da xung quanh, kèm nhiều vết cào gãi;

Chàm tổ đỉa là thể đặc biệt của bệnh chàm. Thuật ngữ này đề cập đến một loại viêm da mãn tính, đặc trưng bởi sự xuất hiện những mụn nước sâu, dẫn tới ngứa, mọc khu trú ở lòng bàn chân cũng như bàn tay.

Kết luận: Bệnh lý da còn có rất nhiều dạng khác nhau không thể kể hết nhưng đa số các bệnh nêu trên thường hay gặp phải nhiều nhất. Bệnh ngoài da có thể tái đi tái lại, khó điều trị dứt điểm, có thể lây lan cho người xung quanh. Nhiều người thậm chí mất đi vẻ đẹp tự nhiên và thiếu tự tin với làn da của mình khi gặp các vấn đề về da liễu.

Khi gặp các vấn đề về bệnh ngoài da, cách tốt nhất là người bệnh nên đi khám và phải được trực tiếp bác sĩ da liễu kiểm tra tình trạng mới có thể nhận định bệnh lý da đó là bệnh gì, từ đó sẽ có phương pháp điều trị kịp thời.

II. Bệnh lý da cần phải gặp bác sĩ da liễu ngay

2.1 Gặp bác sĩ là việc đầu tiên bạn cần làm ngay

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống “sống chung với bệnh” vì quá muộn, vì vậy hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh cách tình trạng nặng.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hãy tìm đến Viện thẩm mỹ AAD ngay. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ da liễu tại AAD để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Tại Viện thẩm mỹ AAD với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu đầu ngành hơn 15 năm kinh nghiệm, nắm toàn bộ kiến thức về bệnh lý da ở người. Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ chuẩn đoán chính xác 100% tình trạng hiện tại của khách hàng và đưa ra phương pháp trị bệnh phù hợp nhất, tránh được “tiền mất tật mang” cho khách hàng khi chọn đúng thầy đúng địa chỉ.

Mỗi một bệnh lý da khi bác sĩ phát hiện sẽ có một phác đồ điều trị chuyên biệt cùng nhau, tại AAD với đầy đủ trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu nhằm phục vụ cho các vấn đề về da của khách hàng, bên cạnh đó 100% thuốc điều trị cũng được nhập khẩu từ nước ngoài rất an toàn, hiệu quả.

2.2 Cách chăm sóc da khi mắc bệnh lý da rất quan trọng

Khi bạn được điều trị bệnh lý da tại AAD thì việc song song với phác đồ điều trị đó chính là cách chăm sóc, đây là bước quan trọng để giúp cho bác sĩ có thể đẩy nhanh tiến trình hồi phục làn da cho bạn:

Việc đầu tiên khi bạn bị bệnh lý da bất kỳ thì phải bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời, đó là việc tránh nắng.

Trong trường hợp da bị bệnh thì một số bệnh lý sẽ làm cho da khô, việc cấp ẩm cho da rất quan trọng. Việc cấp ẩm và cấp nước cho da sẽ làm tăng được khả năng hồi phục nhanh hơn.

Khi lựa chọn sử dụng mỹ phẩm, sữa rửa mặt… phải chọn được loại mỹ phẩm có nguồn gốc an toàn, phù hợp với làn da, chọn được sản phẩm chính hãng… để tránh tình trạng da nhiễm Corticoid…

Nên đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, thay thế bằng các loại thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho da.

Cuối cùng, khi bạn phát hiện loại mỹ phẩm hoặc các sản phẩm dưỡng da, chăm sóc da đang sử dụng có vấn đề làm cho làn da thêm trầm trọng, nổi mẩn ngứa, bọng đỏ… thì phải đến ngay bác sĩ để được cứu chữa kịp thời.

**Hiệu quả có thể thay đổi theo từng người, từng cơ địa

Bài viết liên quan

form đăng ký