Viện thẩm mỹ AAD

Nơi giao thoa giữa y khoa và thẩm mỹ

Tổng quan về kem chống nắng phụ nữ cần biết

Ánh nắng từ mặt trời có thể tàn phá làn da của bạn, tăng nguy cơ ung thư và khiến da lão hóa sớm. Khi các tia UV tàn phá DNA của tế bào da, cơ thể sẽ cố gắng sửa chữa cấu trúc DNA, quá trình này làm sản sinh ra các gốc tự do độc hại. Các gốc tự do không ổn định này tiêu diệt tất cả mọi thứ trên đường đi của chúng, gây ra nếp nhăn, vết thâm nám, và ung thư da. Chính vì vậy mà kem chống nắng là đề tài xuyên suốt với chị em phụ nữ, có thể nói kem chống nắng như “vật bất ly thân” của mỗi người.

1. Tính chất của tia tử ngoại uv

Khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất, thành phần chúng ta nên quan tâm đến tác hại chính là tia tử ngoại (tia cực tím, tia UV). Thông qua việc quan tâm tới tác hại của tia UV, ta có thể chia tia UV thành 3 loại chính:

– Tia UVA: (có bước sóng 380-315 nm), hay gọi là sóng dài. Đây là lượng bức xạ cực tím có nhiều nhất (chiếm tới 97%), do chúng dễ dàng xuyên qua tầng ozone bảo vệ trái đất. Tia UVA có thể xuyên qua giác mạc, đi vào thủy tinh thể hay võng mạc ở bên trong mắt. Nếu phơi dưới bức xạ UVA quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng bị đục nhân mắt hay thoái hóa hoàng điểm.

- Tia UVB (315-280 nm) gọi là bước sóng trung bình. Tia UVB kích thích quá trình chuyển hóa Melanin (một loại sắc tố da), nguyên nhân làm cho da trở nên tối đi, tạo ra sự rám nắng. Nếu với cường độ cao, tia UVB sẽ gây nên hiện tượng cháy nắng, làm tăng các nguy cơ bị ung thư da. Tia UVB cũng gây nên các hiện tượng bị bạc màu da, các nếp nhăn và các dấu hiệu khác sớm trước tuổi.

– Tia UVC (ngắn hơn 280 nm) gọi là sóng ngắn hay có tính tiệt trùng. Đây là loại tia UV gây ảnh hưởng nhất tới sức khỏe tuy nhiên đa số tia UVC bị chặn lại bởi tầng ozon.

2. Tổng quan về kem chống nắng.

– Kem chống nắng có thể là dạng lotion, dạng xịt, dạng gel hoặc kem bôi chứa các chất có thể hấp thụ hoặc phản xạ tia UV và do đó giúp bảo vệ da khỏi bị cháy nắng. Những sản phẩm làm trắng da cũng thường chứa chất chống nắng để bảo vệ da vì da trắng thì nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hơn là da sẫm màu. Một số loại kem chống nắng còn chứa bột tan giúp tạo màu da. Tuy nhiên, bột tan này không có tác dụng bảo vệ da trước tia UV.

– Tùy thuộc vào cơ chế bải vệ da, kem chống nắng có thể phân thành các nhóm chống nắng vật lý (cơ chế là phản xạ ánh sáng) hoặc chống nắng hóa học (cơ chế hấp thụ tia UV).

– Các tổ chức y tế như Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyên bạn nên sử dụng kem chống nắng vì nó hỗ trợ trong việc phòng chống các bệnh ung thư biểu mô. Nhiều loại kem chống nắng không ngăn chặn được tia UVA, chúng có thể giúp da không bị cháy nắng nhưng da bạn vẫn có nguy cơ bị ung thư.

– Việc sử dụng kem chống nắng phổ rộng (cả UVA và UVB) có thể giúp giải quyết vấn đề này. Sử dụng kem chống nắng thường xuyên cũng có thể làm chậm hoặc ngăn ngừa sự xuất hiện của các nếp nhăn và chảy xệ da.

3. Chỉ số SPF và đánh giá hiệu quả của kem chống nắng.

- Chỉ số SPF là một yếu tố để đo lường khả năng chống nắng của kem. Chỉ số này có thể được tính dựa trên thời gian bảo vệ da dưới tác dụng của kem chống nắng so với thời gian bảo vệ da không sử dụng kem chống nắng.

- Ví dụ, “SPF 15” có nghĩa là chỉ 1/15 bức xạ đến được da. Người tiêu dùng có thể xác định hiệu quả của kem chống nắng bằng cách nhân chỉ số SPF với thời gian tối thiểu họ ở ngoài nắng và bị cháy nắng. Một người ở ngài nắng 10 phút sẽ bị cháy nắng, nếu anh ta thoa kem chống nắng SPF 15 thì anh ta phơi nắng 150 phút mới bị cháy nắng.

- Một điều quan trọng nữa là kem chống nắng với SPF cao không có nghĩa là sẽ hiệu quả hơn so với kem chống nắng có SPF thấp hơn, mà nó phụ thuộc vào ngưỡng cháy nắng của từng người và bạn phải bôi lại thường xuyên để duy trì hiệu quả đó.

4. Khi lựa chọn kem chống nắng người ta thường chú ý đến gì?

Điều mà chúng ta thường quan tâm đến trước tiên đó là chỉ số SPF, SPF là viết tắt của “ Sun protection factor”( chỉ số biểu thị chống nắng), đo hiệu quả chống các tia UVB của kem chống nắng. Hiểu một cách đơn giản là nếu bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời liên tục và mất mười phút da của bạn sẽ đỏ lên thì nếu bôi kem chống nắng SPF 15 da bạn sẽ không bị cháy nắng trong khoảng 2,5 tiếng (SPF 15×10=150 phút). Và không phải sản phẩm nào có chỉ số SPF càng cao thì hiệu quả chống nắng càng tốt vì theo một số nghiên cứu đánh giá hiệu quả bảo vệ của kem chống nắng có chỉ số SPF cao so với loại thông thường là không đáng kể. Kem chống nắng SPF 50 được sử dụng đúng cách ngăn chặn được 98 % tia UVB; SPF 100 chặn 99% tia UVB.

4.1 Kem chống nắng có tồn tại khi tắm biển?

Với  kem chống nắng khi đi biển, nên chọn loại kem chống phổ rộng tức chống cả UVA và UVB, có chỉ số SPF từ 30 trở lên và PA++/+++; không thấm nước hoặc kháng nước (waterproof hoặc water resistant) để các thành phần chống nắng đỡ bị nước tẩy trôi nhanh. Tuy nhiên, chúng vẫn chỉ bảo vệ được từ 40 – 80 phút khi ngâm trong nước.

- Phải thoa kem chống nắng 30 phút trước khi xuống biển, thoa lại lần hai sau khi tiếp xúc ánh nắng 30 phút và sau đó cứ mỗi 2 giờ thoa lại một lần.

- Lượng kem chống nắng khi đi biển vừa đủ cho cơ thể từ 25 -30g (khoảng sáu muỗng cà phê), cho mặt là 2,5g.

Mặc dù dùng đúng cách bạn sẽ được bảo vệ hữu hiệu, song da vẫn có thể bị nóng rát, ửng đỏ và say nắng nếu tiếp xúc ánh nắng trong thời gian quá lâu. Tốt nhất, hãy tránh ra nắng từ 10 sáng đến 3 giờ chiều, kết hợp che chắn cẩn thận bằng mũ, kính mát, khẩu trang, trang phục dày.

5. Vậy dùng kem chống nắng như thế nào là đúng?

Nên bôi kem chống nắng trước khi đi ra khỏi nhà vào buổi sáng và sau ba đến bốn giờ bạn phải bôi lại một lần vì khả năng bảo vệ của kem chống nắng sẽ giảm dần và không còn hiệu lực sau một vài tiếng. Ngoài ra bạn vẫn cần bôi kem chống nắng vào cả những ngày thời tiết u ám vì phần lớn các tia UVA, UVB vẫn có thể xuyên qua các đám mây, và ngay cả trong trời tuyết 80% tia này vẫn có thể phản xạ lên bề mặt tuyết và hắt trực tiếp lên da mặt. Nếu bạn ngồi trong nhà mà gần cửa sổ, lái xe oto, các tia UV vẫn chiếu xuyên qua cửa sổ. Thậm chí càng lên cao mặt trời càng gây hại hơn nên cần bôi kem chống nắng khi chuẩn bị đi máy bay.

6. Phân loại kem chống nắng

Kem chống nắng vật lý:

Thành phần chính thường bao gồm: Zinc Oxide, Titanium Dioxide

Cơ chế: phản xạ lại tia UV chiếu lên da

Ít gây dị ứng, phù hợp với type da nhạy cảm

Kem chống nắng hóa học:

Thành phần chính thường bao gồm: Cinnamates, Salicylates. PABA,…

Cơ chế: hấp thụ tia UV. Năng lượng của tia bức xạ sẽ được chuyển hóa sang dạng nhiệt thông qua các phản ứng hóa học

Dễ xuất hiện tình trạng dị ứng hơn KCN vật lý.

7. Cách sử dụng kem chống nắng hiệu quả

LIỀU LƯỢNG:

Một nghiên cứu của châu Âu chỉ ra thông thường chúng ta chỉ sử dụng 1/5 lượng KCN được khuyến cáo để đạt được tác dụng chống nắng tối ưu.

Lượng KCN chuẩn theo khuyến cáo là 2mg/cm2 da:

+ Mặt (600 cm2 da): 1.2g - 1/2 nắp chai

+Toàn thân: 30 ml

THỜI GIAN:

Tập thói quen thoa KCN đều đặn hàng ngày

Thoa KCN trước khi ra nắng 20-30ph

Thoa lại KCN sau mỗi 2g

8. Lựa chọn kem chống nắng nào tốt?

Lựa chọn kem chống nắng

Loại KCN: Vật lý – Hóa học

SPF: 30 trở lên

PA: **** - Broad spectrum

Water resistance : 40 – 80 ph

Waterproof: không tồn tại

Viên uống chống nắng hiệu quả

Che chắn bằng phương pháp vật lý : Nón rộng vành, kính mát, khẩu trang vải, quần áo chống nắng, lớp dán kính xe hơi, v.v..

Viên uống chống nắng

Kem chống nắng quả là một vấn đề lớn, nó không mang tính đột phá nhưng có thể giúp bạn giữ gìn vẻ trẻ trung qua năm tháng. Nếu bạn lơ là việc chăm sóc da trước ánh nắng mặt trời trong 20 hoặc 30 năm tới bạn sẽ hối tiếc và sự hối tiếc sẽ hiện hữu ngay trên làn da của bạn- đó là những đốm đồi mồi, nếp nhăn và làn da chảy xệ.
Nên hãy học cách sử dụng kem chống nắng ngay từ bây giờ bạn nhé!

9. Cách chọn áo chống nắng hiệu quả

Theo các chuyên gia, bác sĩ cho rằng loại áo màu đen, xanh đậm... có khả năng biến đổi quang lượng tia cực tím thành nhiệt lượng, mức độ chống nắng tốt hơn màu sáng. Vì thế nếu chọn áo chống nắng màu tối nên chọn vải satin, cotton để tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn khi mặc.

Bên cạnh màu sắc, chất liệu cũng là yếu tố quan trọng để chọn áo chống nắng tốt. Áo được làm từ chất liệu jeans, cotton, gốm - ceramic, sợi microfiber, lớp phủ nano chống nắng cao... ngăn tia UV làm hại da.

Trình bày: Bác sĩ CKI – Da liễu Minh Thảo

 

Bài viết liên quan

form đăng ký